T?t Qu?ng Cáo [X]
dang-ky-vbet79
Tắt Quảng Cáo [X]
dang-ky-cali88

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Vbet79 : Tại sao đánh giá học sinh theo mức A, B, C?

Một số nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục dường như có cái nhìn khác hơn so với phụ huynh, giáo viên về nội dung điều chỉnh Thông tư 30 đang được Bộ GD-ĐT đưa lên mạng lấy ý kiến.

thông tư 30, đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD-ĐT
Ảnh Văn Chung

A, B, C là phù hợp xu thế thế giới

Đây là ý kiến của ông Phạm Quang Tiệp,  Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

Theo ông Tiệp, những điểm mới như đánh giá theo các mức A, B, C mức độ đạt được của kết quả học tập, của năng lực “là phù hợp với xu thế của thế giới cũng như phù hợp với mong mỏi của xã hội Việt Nam, cũng như phụ huynh”.

“Trước kia chỉ có Đạt và Chưa đạt, thì nay với điều chỉnh này có thể nhận thấy học sinh đạt được ở mức nào, cập chuẩn hay vượt chuẩn” – ông Tiệp nhận xét.

Trong bản sửa đổi có nói về các bài kiểm tra định kỳ. Ông Tiệp cho rằng mục đích sử dụng bài kiểm tra này cũng khác, trước đây để giáo viên kiểm tra lại, còn hiện tại được sử dụng để đánh giá, khen thưởng học sinh.

“Tuy nhiên, tôi cũng còn một số băn khoăn. Tại Điều 8 có nói tới đánh giá định kỳ, đánh giá này được thực hiện bằng kiểm tra đối với một số mộn học như Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Ngoại ngữ, Tin học, tiếng Dân tộc. Theo tôi nên bổ sung thêm 1 môn là Tự nhiên Xã hội ở lớp 1, 2, 3. Môn này thực chất là giáo dục khoa học - khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây là sự khởi đầu của môn Lịch sử,  Khoa học và Địa lý, do đó rất cần thiết đánh giá môn này”.

Bà Hoàng Thị Hạnh,  Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 nhìn nhận ở bản điều chỉnh này việc tổng hợp đánh giá thường xuyên đã chia thành các mức A, B, C là điểm nổi bật nhất.

Nhưng để làm tốt được điều này, theo bà Hạnh, Bộ GD-ĐT phải tập huấn rất kĩ, “Thậm chí trao đổi cả với phụ huynh để họ hiểu và đồng nhất quan điểm rằng con của họ ở mức A thì sẽ như thế nào…”.

Bà Hạnh đề nghị cần có thêm nội dung đánh giá cho đối tượng học sinh khuyết tật, không thể đánh giá chung như học sinh bình thường.

Bớt sổ sách giáo viên sẽ đồng thuận

Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên cho rằng bản điều chỉnh này là hoàn toàn hợp lí, vì sẽ giải quyết được vấn đề mà xã hội đang quan tâm, đồng thời vẫn dựa trên tính nhân văn và sự tiến bộ của người học, vẫn giữ được tinh thần của Thông tư 30 trước  đây.

thông tư 30, đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD-ĐT
Ảnh Lê Anh Dũng

“Những điểm mới như việc đánh giá có thêm được ba mức độ A,B,C, có thể xem đây là các bước trung gian giữa việc đánh giá hoàn toàn bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét. Nếu chúng ta đánh giá hoàn toàn bằng nhận xét không cho điểm, không phân hạng thì có thể sẽ gặp trở ngại từ tâm lý phụ huynh. Việc có ba mức như trên là hợp lý vì sẽ giúp phụ huynh biết được con mình đang ở vị trí nào, điều đó thực sự quan trọng”.

Bà Hương đề nghị bổ sung thêm ở khía cạnh đánh giá giữa kỳ. Lý do, như bà chia sẻ, bởi “thời đại này là tiếp cận đa trí tuệ - học sinh có nhiều trí thông minh khác nhau. Đã là giáo viên thì đều quan tâm tới phát triển tất cả trí tuệ mà học sinh có. Ở tiều học, môn Toán và Tiếng Việt cũng có dung lượng lớn, chiếm trọng số lớn hơn so với các môn khác, là hai môn cốt lõi, nên bổ sung đánh giá giữa kỳ là phù hợp. Việc có đánh giá giữa kỳ này giúp giáo viên tự chủ trong việc tổ chức cũng như ra đề chấm thi”.

Theo bà Hương, lần điều chỉnh này cho thấy hồ sơ sổ sách ít đi, giáo viên sẽ giảm áp lực, đồng thời tạo được gợi ý mở là giáo viên dùng sổ cá nhân theo cách tư duy của mình, vậy giáo viên sẽ có sáng tạo.

“Nhìn vào đó giáo viên vẫn đủ dữ liệu cần thiết để phản hồi với phụ huynh có thể. Bản sửa đổi này không gò bó giáo viên như trước đây, nên việc giảm bớt yếu tố sổ sách sẽ tạo sự đồng thuận trong giáo viên”.

Quy rõ trách nhiệm cho cán bộ quản lý

Là thành viên Ban soạn thảo, ông Nguyễn Đức Minh cho biết những việc điều chỉnh để Thông tư 30 để đi vào cuộc sống tốt hơn là giải quyết được những vướng mắc trong giai đoạn triển khai vừa rồi. “Những vướng mắc này tập trung rất nhiều lên giáo viên, sau đó là việc thông tin thường xuyên và làm thế nào hiệu quả nhất đến phụ huynh”.

Một việc nữa quan trọng không kém, theo ông Minh, là điều chỉnh trong Thông tư để quy rõ trách nhiệm cũng như dễ dàng hơn cho các cán bộ quản lí giáo dục trong quá trình thực hiện.

“Điểm mới chính của lần điều chỉnh này là tránh được những nội dung chưa được rõ ràng, hướng dẫn chưa được cụ thể để giáo viên và cán bộ quản lí có thể thực hiện được ngay".

Ông Minh cho rằng cái khó của giáo viên từ trước là khi đưa ra chưa có lượng hóa trong quá trình đánh giá học sinh, thì thông tư sửa đổi đã đưa ra những tiêu chí để khắc phục với ba mức đánh giá A, B, C.

“Ba mức độ này, với kinh nghiệm hiện có thì giáo viên sẽ thực hiện được. Đánh giá mức độ học sinh không phải là xếp loại học sinh, mà chỉ đánh giá học sinh đã  đạt được cái gì, cái đạt đó thì các em có thể phát huy được nữa không và phát huy như thế nào. Các em đạt mức độ chưa cao thì gặp khó khăn gì và làm cách nào để giúp các em tiếp tục học tập, rèn luyện đạt mức cao hơn.

Một điều khó khác là lượng hóa thành tích, đưa ra các danh hiệu khen thưởng cho học sinh, thì lần sửa đổi bổ sung này đã đưa ra danh hiệu với những tiêu chí rõ ràng với hai mức: mức khen của hiệu trưởng và mức nữa là học sinh có thành  tích đặc biệt xuất sắc thì đề nghị lên cấp trên khen thưởng” – ông Minh giải thích thêm về dự thảo Thông tư 30 mới.

Kim Xuân

Let's block ads! (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét