T?t Qu?ng Cáo [X]
dang-ky-vbet79
Tắt Quảng Cáo [X]
dang-ky-cali88

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Vbet79 : Thành ủy TP.HCM chấn chỉnh chuyện "đuổi việc giáo viên"

Dạy thêm học thêm là nội dung chính của buổi họp khẩn về tình hình giáo dục đào tạo do ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức chiều ngày 1.9.

Tại buổi làm việc này, lý giải về việc tại sao Sở GD-ĐT lại đưa ra quy định đang gây nhiều tranh cãi là “đuổi việc” đối với những giáo viên dạy học sinh mà mình đang dạy chính khóa trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong hay ngoài nhà trường, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ông Nguyễn Văn Hiếu, cho biết trong Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT Ban hành Quy định về dạy thêm học thêm có quy định giáo viên không được dạy học sinh của chính mình khi chưa được cho phép.

dạy thêm, dạy thêm học thêm, Đinh La Thăng, Sở GD-ĐT TP.HCM

“Nhưng giáo viên dạy học sinh của mình theo nhiều hình thức, nên nói là cho phép cũng cũng khó kiểm soát. Vì vậy, Sở GD-ĐT TP.HCM chủ trương là không cho phép giáo viên dạy thêm học sinh của mình luôn” – ông Hiếu giải thích.

“Các trung tâm có trách nhiệm phân công giáo viên. Bản thân giáo viên cũng phải thông báo với hiệu trưởng mình dạy thêm ở đâu. Đây là việc khó nhưng Sở yêu cầu giáo viên tự nguyện. Nếu có trường hợp phụ huynh, học sinh phản ánh là giáo viên đang dạy học sinh lớp mình tại trung tâm, Sở kiểm tra đúng như vậy thì tức là giáo viên không trung thực với sự chỉ đạo của trường, của Sở”.

Trước câu hỏi “Nếu học sinh thích cô giáo của mình, cả học sinh và phụ huynh đều mong muốn tiếp tục được học thêm cô giáo của mình ở ngoài trung tâm chứ không phải cô o ép đi học thì phải làm thế nào?”, ông Hiếu thừa nhận đúng là có những trường hợp như vậy.

“Đi tìm được người thầy mình thích học như vậy như vậy khó, nhưng đành chịu. Bởi vì có một số giáo viên o ép học sinh, một số làm sai mà việc này khó kiểm soát  nên bây giờ Sở đành phải yêu cầu giáo viên không được dạy học sinh mình đang dạy chính khóa”.

Một câu hỏi khác, “Một số trung tâm uy tín, nếu muốn vào học sinh phải thi, khi trung tâm xếp lớp học sinh mới biết là được vào lớp chính cô giáo đang dạy mình ở trường, thì giáo viên có khuyết điểm không?”.

Với câu hỏi này, ông Hiếu trả lời rằng “Giáo viên phải chịu trách nhiệm thôi. Vì nếu bây giờ bỏ lửng khoảng đó, giáo viên lại lôi kéo học trò ra trung tâm, sẽ không đạt được mục tiêu cuối cùng là giáo viên không được o ép học sinh”.

“Sở GD-ĐT cứ đề xuất giải pháp, lộ trình”

Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, nhìn nhận rằng dạy thêm học thêm là nhu cầu có thật của người dạy, người học. Giải quyết vấn đề này phải có thời gian, giảm tải chương trình, thay đổi phương thức đánh giá, thi cử…

“Nhưng chúng ta cũng đã nghe rất nhiều, ai cũng thấy được mặt tiêu cực của việc o ép học trò đi học thêm, mà như Sở GD-ĐT thống kê có khoảng 10%  dạy thêm, học thêm biến tướng”.

Theo bà Thư, xuất phát từ thực trạng và bức xúc của người dân, Bí thư Thành ủy đã yêu cầu UBND Thành phố chấm dứt tình trạng tổ chức học thêm dạy thêm của các trường trên địa bàn, chỉ tổ chức dạy thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa. Việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm của nhà trường và không được thu học phí.

“Chỉ đạo này nhằm giải quyết tiêu cực trong việc tổ chức dạy thêm và học thêm” – bà Thư khẳng định và cho biết “Ở đây không nói tới việc không cho giáo viên dạy thêm học sinh mà mình đang dạy chính khóa trong bất cứ trường hợp nào”.

Theo bà Thư, “Chấn chỉnh tiêu cực là đúng và xã hội đồng tình, chứ không phải như dư luận và nhiều giáo viên đang nói là tại sao lại cào bằng, bác sĩ khám bệnh thêm được sao giáo viên không sống được bằng nghề….”.

“Chủ trương có rồi, Sở GD-ĐT đã có kế hoạch rồi thì phải có bước di triển khai thực hiện cho hiệu quả”.

Bà Thư cũng khẳng định rằng “Không phải nói bữa nay qua ngày mai làm được ngay. Mà việc đầu tiên, như Giám đốc Sở Giáo dục nói, là giao hiệu trưởng chịu trách nhiệm chấn chỉnh đối với những giáo viên dạy thêm học thêm không đúng. Sau đó, những việc gì trong tầm tay có thể làm được thì ta làm, để giảm tải bớt đi áp lực học tập mà lâu nay dạy thêm học thêm mới giải quyết được.

Còn những gì phải đề xuất lên trên hãy cứ mạnh dạn đề xuất”.

Quá trình triển khai có nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy, theo bà Thư, Sở GD-ĐT cần tổng kết, để “Chính mình cần có tiếng nói cụ thể đề xuất lên lãnh đạo, không phải trên nói gì cứ thế mà thực hiện. Nếu cần thiết, các đề xuất đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội thì lãnh đạo cũng điều chỉnh thôi. Sở cứ làm đi, trong quá trình thực hiện có vấn đề gì thì báo cáo”.

Bà Thư cũng cho biết bà “rất bất bình” khi thấy chữ “đuổi việc” trong văn bản của Sở GD-ĐT.

“Ngành giáo dục không nên dùng từ này, các đồng chí phải thấy chạnh lòng khi thấy chữ “đuổi việc”. Đây là việc cần rút kinh nghiệm”.

Thường trực Thành ủy đã giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tập hợp các ý kiến về dạy thêm, học thêm. Ngày 11/9, Hội đồng nhân dân sẽ lắng nghe và trao đổi, báo cáo với Thường trực Thành ủy. UBND Thành phố, sở GD-ĐT cũng sẽ có báo cáo Thành ủy, đề xuất cái gì làm ngay, lộ trình tiếp theo như thế nào.

Bà Thư cũng yêu cầu đây là thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới, ngành giáo dục và các cơ quan báo chí truyền thông cần ổn định tư tưởng giáo viên, “đừng để họ có suy nghĩ, bị tổn thương nữa”.

Phương Chi

Let's block ads! (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét