Trần Mạnh Hùng ở lại Sài Gòn trông con cho Hồng Vy ra HN tập và hát trong chương trình “Điều còn mãi” . Những nốt nhạc cuối cùng đã xong từ lâu, tổng phổ đã gửi ra Hà nội. Trong khi dàn nhạc Giao hưởng VN và người vợ có giọng hát oanh vàng của mình đang say sưa tập trên sân khấu Nhà hát lớn HN, vị nhạc sỹ tài hoa này nhỏ nhẹ nói về những điều “lẽ ra” Điều Còn Mãi đã làm được tốt hơn,và những điều anh sẽ làm với “Điều còn mãi” của năm sau
-Ai cũng quan tâm đến những điều mới mẻ của Điều còn mãi 2016, anh có chịu áp lực nào về việc “phải làm mới” những giá trị cũ hay không?
-Không.Tuyệt đối không. Tôi không tự bắt mình làm điều không nên và không thể.Điều Còn Mãi tôn vinh những giá trị cốt lõi, đã được thử thách qua thời gian. Đừng bắt nó phải gánh trách nhiệm truyền tải thông điệp mới, hình thức mới
-Mời các ca sỹ nhạc nhẹ hát các ca khúc thính phòng chẳng phảiđ ã là một cách lựa chọn tốt đó sao? Công chúng của nhạc nhẹ bao giờ cũng đông hơn, chúng ta có thể qua họ để giới thiệu các tác phẩm âm nhạc kinh điển đến với khán thính giả rộng rãi hơn.
-Vâng, tôi nghĩ đó cũng là một cách. Tôi cũng không phủ nhận các ngôi sao nhạc nhẹ có rất nhiều công chúng và nhiều người trong số họ có giọnghát tuyệt vời. Nhưng hát với dàn nhạc là một kỹ năng cần được khổ luyện.
Không phải ai cũng hát được với Dàn nhạc Giao hưởng. Nếu nhạc nhẹ giữ nhịp bằng trống, đều đều, đượclập trình thì dàn nhạc giao hưởng do nhạc công chơi trực tiếp, nó phụ thuộc vàotổng phổ của từng nhạc trưởng, vào xúc cảm của từng nhạc công và khả năng phốihợp với dàn nhạc của từng ca sỹ . Vì vậy,các nghệ sỹ thính phòng bậc thầy như Quang Thọ hay Đăng Dương sẽ làm cho những nhạc sỹ phối khí như tôi hoàn toàn yên tâm khi họ hát với dàn nhạc mà mình không có mặt ở đó
-Một nhạc sỹ viết giao hưởng được coi là trẻ và thành công nhất trong thế hệ mình như anh, sao lại có vẻ dè chừng với khái niệm “mới” trong âm nhạc như vậy?
-Vì tôi luôn tự nói với mình hàng ngày, từ khi còn nhỏ, bắt đầu học nhạc : phải làm tốt những điều cơ bản nhất trước đã
Tôi nhớ đầu những năm 80, nhà tôi ở Hà Nội cũng được coi như khá giả, bố tôi điSài gòn mang ra một chiếc xe máy hiệuHonda. Hồi ấy thế là oách lắm, cả phố xúm vào trầm trồ. Tôi thì thấy cái xe ấyxấu (giờ vẫn thấy xấu), tôi tò mò sờ mó chọc ngoáy cái xe mãi, xem nó có gì đặcbiệt , sao nó xấu thế mà mình không làm được, lại cứ phải suýt xoa trầm trồ. Bố tôi bảo : những thứ khác thì có thể, nhưng pit tông và xi lanh thì mình Không thể làm được con ạ. Đó là Cơ khí chính xác, là một ngành công nghiệp chúng ta chưa có.
Tôi rất thấm điều bố nói, nó đúng cả trong môn học nghệ thuật mà tôi theo đuổilà âm nhạc bác học. Đến nay, chúng ta vẫn lắp ráp xe máy chứ chưa chế tạo đượcđộng cơ, và đến nay, chúng ta chưa làm được nhạc giao hưởng thật sự đỉnh cao,một phần cũng vì chưa gì chúng ta đã loay hoay với việc làm mới nó . Chưa hiểu hết, chưa đi đến tận cùng, cả sáng tác và biểu diễn, thì loay hoay đổi mới nhạc giao hưởng, cũng có khác gì sơn mới cái xe máy hay lắp ráp cái yếm xe ngược để tạo ấn tượng bề ngoài đâu
-Nghĩa là anh hoàn toàn yên tâm với những giá trị “đã đượcthử thách” của Điều còn mãi 2016? Không có mặt trong buổi công diễn, anh có chút lo lắng nào không?
-Tôi tin vào giá trị của các tác phẩm được Ban tổ chức lựa chọn, và tin vào tàinăng của các nghệ sỹ. Điều tôi lo lắng nhất là chất lượng âm thanh được thu quaTV. Khán giả xem truyền hình trực tiếp sẽ khó thấy được trọn vẹn cái hay cái đẹpcủa tác phẩm vì âm thanh qua TV là âm thanh từ micro, do vậy nó chỉ lấy được tiếng của ca sỹ, còn âm thanh trực tiếp tạikhán phòng của dàn nhạc sẽ không lên hết được.
Giá mà Nhà hát có một phòng mastering để các kỹ sư âm thanh chỉnh âm cho chuẩn rồi mới phát lên TV thì tuyệt vời . Các buổi hòa nhạc trên thế giới được truyền trực tiếp giờ đều đã được xử lý âm thanh như vậy .
-Một nhạc sỹ viết giao hưởng như anh, hình như có vẻ hơi quá quan tâm đến kỹ thuật âm thanh hiện đại cũng như các phương tiện truyền tải âm nhạc thời thượng khác?
-Có chứ, công chúng của nhạc giao hưởng sẽ phải ngày càng trẻ.Nếu không muốn họ quay lưng lại với nhạc cổ điển, phải tìm mọi cách để tiếp cận với họ
Tôi vẫn đang mơ ước phối lại và thu âm được 2 bản thật hoàn chỉnh, thật tuyệt vờicủa 2 bản “Tình ca”, một của Hoàng Việt, một của Phạm Duy- từng là 2 tiết mục “đỉnh”của “Điều còn mãi”,
Tôi cũng mong Điều còn mãi 2017 sẽ có một hệ thống âm thanh thật tốt để làm live stream trên face book, như thế, sức “công phá” của những tác phẩm âm nhạc bất hủ sẽ còn lớn hơn nhiều
Nam Chi (thực hiện)
Nằm trong khuôn khổ chương trình Điều còn mãi 2016, các tác phẩmsẽ được trình diễn gồm: Chào mừng (Trọng Bằng): Cảm xúc Tháng Mười (tác giảNguyễn Thành & Tạ Hữu Yên; biểu diễn: NSƯT Hồng Vy), Bốn bức tranh (Tác giảĐặng Hữu Phúc; biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Tình ca Tây Bắc (tácgiả Bùi Đức Hạnh; biểu diễn: Lê Anh Dũng, Thành Lê).
Bạch Đằng Giang (tác giả Trần Mạnh Hùng; biểu diễn: Dàn nhạcGiao hưởng Việt Nam); Chào sông Mã anh hùng (tác giả Xuân Giao; biểu diễn: LêAnh Dũng); Quảng Bình quê ta ơi (tác giả Hoàng Vân; biểu diễn: Thành Lê); Tìnhyêu của Biển (tác giả Phú Quang; biểu diễn: Solo Flute NSƯT Diệu Hồng & Dànnhạc Giao hưởng Việt Nam).
Chương trình hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi 2016 do Bộ Thông tinvà Truyền thông chỉ đạo, báo điện tử VietNamNet, Dàn nhạc giao hưởng quốc giaViệt Nam phối hợp tổ chức với sự tham gia tài trợ của Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn VINGROUP, Công ty CP Đầu tư & Phát triển BĐS An Gia, Tổng công ty Bia rượu NGK Sài Gòn (Sabeco), Công ty Yến SàoKhánh Hòa và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.
"Điều còn mãi" 2016 diễn ra vào 14 giờ, ngày Quốckhánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trênVTV3 và tiếp sóng trên VietNamNet.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét