T?t Qu?ng Cáo [X]
dang-ky-vbet79
Tắt Quảng Cáo [X]
dang-ky-cali88

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Vbet79 : Biết làm sao khi nghi ngờ di chúc của mẹ là giả mạo?

 - Tôi mồ côi cha từ nhỏ nên sống cùng mẹ, bà ngoại và dì út trong một căn nhà ba tầng lầu, người đứng tên nhà là bà tôi. Ngoài mẹ tôi và dì út, bà ngoại còn hai bác nữa đang sống ở nước ngoài và một cậu sống gần nhà.

Hai năm trước bà tôi mất, để lại tài sản gồm ngôi nhà, hơn 10 cây vàng và 200 triệu đồng gửi ngân hàng tiết kiệm. Khi mẹ tôi và dì út định đưa tài sản ra pháp luật để chia thừa kế, tức chia đều cho tất cả người con của bà, thì cậu út lại trình ra một bản di chúc viết tay nói là di chúc bà đưa cho cậu trước đây.

Trong di chúc đó, bà để lại ngôi nhà cho cậu, còn tiền vàng thì chia đều cho các con. Chúng tôi khá bất ngờ vì trước đây chưa từng thấy bà nhắc đến ý định đó, cũng như chưa từng đưa ra di chúc. Khi xem xét kĩ, mẹ tôi phát hiện ra bản di chúc có nhiều điểm đáng ngờ, nét bút có phần giống với bà viết, nhưng không được tự nhiên. Một số chỗ có dấu hiệu tẩy xóa. Riêng phần chữ kí của bà bị rách không nhận ra. 

Xin hỏi luật sư, trong trường hợp này, nếu các con của bà (trừ cậu) không đồng ý với bản di chúc thì có được chia thừa kế theo pháp luật không? Bản di chúc đó nếu có dấu hiệu đáng ngờ thì chúng tôi có quyền bác bỏ không thực hiện theo không? Cơ quan nào đứng ra giải quyết việc này? Xin nhờ luật sư tư vấn.

di chúc, pháp luật, thừa kế
Chúng tôi nghi ngờ di chúc của bà là giả (Ảnh minh họa)

Thứ nhất: Điều kiện để di chúc có hiệu lực.

Một di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 652 BLDS như sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Di chúc do bà bạn để lại được coi là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên.

- Về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 649 BLDS 2005)

1. Di chúc bằng văn bản bao gồm: (Điều 650 BLDS 2005)

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc. (Điều 655) 

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 656)

-  Di chúc bằng văn bản có công chứng:

-  Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 653 BLDS 2005):

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

- Di sản để lại và nơi có di sản;

- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Thông tin bạn nêu không rõ để xác định di chúc có hiệu lực hay không nên chúng tôi đưa ra quy định để bạn đối chiếu.

Thứ hai: Nếu di chúc không đáp ứng về điều kiện quy định pháp luật.

Trước hết, vụ án liên quan đến di chúc chính là vụ án về tranh chấp di sản thừa kế. Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016 thì tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tranh chấp về di chúc có liên quan đến bất động sản sẽ do Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Let's block ads! (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét