T?t Qu?ng Cáo [X]
dang-ky-vbet79
Tắt Quảng Cáo [X]
dang-ky-cali88

CTKM : Cali88 200% TIỀN THƯỞNG ĐĂNG KÝ DÀNH CHO THÀNH VIÊN MỚI

MÃI KHUYẾN MÃI BỘI SỐ CƯỢC CALI100 %20 Lần 40% 60% SỐ TIỀN NẠP ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TIỀN THƯỞNG TỐI ĐA TIỀN...

CTKM : THƯỞNG GỬI TIỀN 79 % NHÂN NGÀY SINH NHẬT LÊN ĐẾN 790.000 VNĐ

hương trình này chỉ dành cho thành viên có một (01) và chỉ một tài khỏan tại VEGAS CASINO. Người trong cùng gia đình, cùng địa chỉ nhà, cùng số điện thoại, số tài khỏan ngân hàng hoặc địa chỉ IP trên mạng internet sẽ không được tham gia chương trình này.

CTKM : Cali88 THƯỞNG 100% THÀNH VIÊN MỚI

Chương trình chỉ áp dụng cho các thành viên nạp tiền lần đầu tiên tại Cali88.....

CTKM : 100% DÀNH CHO THÀNH VIÊN MỚI TIỀN THƯỞNG TỐI ĐA

Hãy nhanh tay tham gia VEGAS CASINO và trở thành 1 trong 100 người đầu tiên nhận thưởng 100% cho khoản nạp đầu tiên. Chương trình chỉ áp dụng cho các trò Casino, Thể thao, slot…v.v. ( Keno, sảnh Playtech , không được tính doanh thu trong chương trình khuyến mãi này).

CTKM : Cali88 NẠP LẠI THƯỞNG TIỀN 12%

Nhanh tay nạp tiền để có cơ hội nhận thưởng lên tới 1,000,000 VND. Chương trình chỉ áp dụng cho Thể Thao, Casino , Slot ..v.v ( Keno, sảnh playtech sẽ không được tính doanh thu trong chương trình khuyến mãi này).

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Vbet79 : 8 khác biệt giữa giáo dục tốt và giáo dục tồi

Let's block ads! (Why?)

Vbet79 : Phó thủ tướng: Đổi mới đại học khó hơn đổi mới doanh nghiệp

"Đổi mới đại học còn khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp bởi liên quan con người nên thời gian tới chúng ta cần có trách nhiệm hơn, quyết tâm cao hơn”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Ngày 30/9, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo "Tự chủ đại học – cơ hội và thách thức", với sự tham dự của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga và khoảng 300 đại biểu từ các trường trên cả nước.

Bỏ nỗi sợ tự chủ

Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định giáo dục Việt Nam cần được đổi mới cân bằng và toàn diện.

Ông nêu hai thực trạng chứng tỏ nền giáo dục “đang có vấn đề”. Thứ nhất, số lượng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ không có việc làm sau khi ra trường cao. Đương nhiên, điều này còn phụ thuộc tình hình kinh tế - xã hội nhưng rõ ràng giáo dục có vấn đề về chất lượng.

“Một nhà kinh tế từng nói với tôi rằng giả sử chúng ta có thật nhiều cử nhân ra cử nhân, kỹ sư ra kỹ sư, thạc sĩ ra thạc sĩ, tiến sĩ ra tiến sĩ, đó cũng là nguồn lực để thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn”, Phó thủ tướng nói.

Ông cũng đề cập thực trạng đáng buồn trong việc phát triển khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay. Phó thủ tướng cho hay, Việt Nam chưa có tạp chí thuộc danh mục ISI và trong khoảng 20 nghìn tạp chí nằm trong cơ sở dữ liệu Scopus, nước ta chỉ có 3 tạp chí (không thuộc các trường đại học).

Hai chỉ số trên cho thấy nền giáo dục cần được đổi mới cân bằng, toàn diện và mạnh mẽ, phù hợp xu thế thế giới. Vì thế, tự chủ đại học là xu thế tất yếu.

Tự chủ đại học đồng nghĩa việc các trường sẽ tự chủ về chuyên môn, bộ máy tổ chức nhân sự và tài chính. Nhiều trường lo ngại nếu trường tiến hành tự chủ sẽ không được Nhà nước đầu tư.

Phó thủ tướng cho biết tự chủ không có nghĩa Nhà nước ngừng đầu tư cho các trường đại học. Ông nêu trường hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam (một trong 14 trường được trao quyền tự chủ vào năm 2015) vẫn được tham gia xây dựng dự án vay vốn.

ĐH Bách khoa Hà Nội cũng được cấp khoản vốn tương tự, trong khi ĐH Kinh tế Quốc dân tiếp tục nhận hỗ trợ từ ngân sách.

“Chúng ta phải bỏ nỗi sợ là nếu tự chủ sẽ không còn vốn ngân sách. Tôi khẳng định với các đồng chí tự chủ không có nghĩa Nhà nước không tiếp tục đầu tư cho giáo dục đại học. Chỉ có điều, chúng ta phải thay đổi cách đầu tư”, ông Đam nhấn mạnh.

Hỗ trợ sinh viên nghèo

Một vấn đề đặt ra là tự chủ đại học khiến nhiều người lo các trường sẽ quy định học phí ở mức cao. Trên thực tế, đây là mối quan tâm hợp lý.

Trong đợt tuyển sinh vừa qua, không ít phụ huynh và thí sinh lo lắng trước tình trạng một số trường tự chủ “quên” công khai học phí trước khi tuyển sinh. Thông tin ngoài lề về số học phí có thể lên đến 13 triệu đồng/năm buộc họ phải suy nghĩ lại về việc ứng tuyển vào trường.

Trước băn khoăn này, Phó thủ tướng cho rằng điều quan trọng là phải nâng chất lượng giáo dục để thu hút người học. Sinh viên nghèo, con em nông dân và gia đình chính sách sẽ được hỗ trợ để tiếp cận giáo dục đại học.

Ông Đam nói thêm các trường nâng học phí cần có các suất học bổng dành cho sinh viên nghèo. Trong khả năng cho phép, Nhà nước xem xét để tiếp tục hỗ trợ về cơ sở vật chất hoặc đầu tư thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học.

Ông khẳng định một lần nữa Nhà nước không cắt ngay tiền đầu tư vào các trường mà chỉ giảm dần để tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của nhà trường. Ngoài ra, việc giảm này chỉ trong thời gian ngắn, về lâu dài, Nhà nước vẫn đầu tư cho giáo dục như cách các nước tiên tiến làm.

Theo Nguyễn Sương/Zing

Let's block ads! (Why?)

Vbet79 : Những cải cách giáo dục không cần đề án nghìn tỷ

 - Tính từ năm 1945 cho đến hiện tại, Việt Nam đã và đang diễn ra bốn cuộc cải cách lớn (1950, 1956, 1979, 2013). 

Trong mỗi cuộc cải cách đều có những nội dung thay đổi lớn như hệ thống trường học quốc dân, nội dung chương trình - sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, phương thức kiểm tra đánh giá…. 

Tuy nhiên, khi quan sát chi tiết những động thái liên quan đến các cuộc cải cách giáo dục này sẽ thấy dường như đời sống trường học đã bị lãng quên trong các cuộc cải cách.

cải cách giáo dục, đổi mới giáo dục, thông tư 30
Tạo ra một đời sống trường học lành mạnh là điều quan trọng trong mỗi lần cải cách giáo dục. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thông thường, trong các cuộc cải cách giáo dục lớn trên thế giới đời sống trường học bao gồm tất cả các sinh hoạt diễn ra ở trường học và bầu không khí bao quanh nó luôn nằm trong nội dung cải cách và sự cải thiện của nó là một dấu hiệu quan trọng trong việc xem xét mức độ thành công của cải cách.

Tuy nhiên, đời sống trường học ở Việt Nam hiện tại, cho dù đã trải qua nhiều lần cải cách vẫn đang ở trong nếp cũ và không có sự đổi thay đáng kể. 

Những sinh hoạt trong trường học và bầu không khí ở đó vẫn mang nặng tư duy, thói quen và cách thức sinh hoạt hàng thập kỉ trước trong bối cảnh đất nước có chiến tranh và chưa hòa nhập sâu vào cộng đồng thế giới.

Có thể kể đây rất nhiều sinh hoạt trường học như thế: sinh hoạt lớp cuối tuần, đánh giá hạnh kiểm học sinh, hoạt động của đội “Cờ đỏ” (sao đỏ)…

Những sinh hoạt này mang nặng tư duy xiết học sinh vào kỉ luật và khi được thực hiện lặp đi lặp lại trên quy mô toàn quốc ở tất cả các trường trong một thời gian dài, chúng đã trở thành những sinh hoạt…bình thường của trường học.

Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi nhìn nhận chúng dưới triết lý giáo dục hiện đại nhắm tới sự hình thành nên người công dân sẽ thấy rất nhiều sinh hoạt kiểu đó là bất thường, có hại cho sự phát triển của học sinh và vận hành trường học.

Xin lấy một ví dụ tiêu biểu là chuyện đánh giá hạnh kiểm (đạo đức) của học sinh.

Nhà trường là một tổ chức, một không gian có đặc thù riêng vì vậy mà nó luôn cần tới các “luật lệ” buộc các thành viên sinh hoạt trong không gian đó phải tuân thủ đảm bảo cho hoạt động của nó không bị rối loạn. 

Tuy nhiên, sự vi phạm các "luật lệ" của trường học như đi muộn, nói chuyện riêng, quên không trực nhật, quên không làm bài... không thể nào là căn cứ để đánh giá đạo đức con người. Thành tích học tập tính bằng điểm số càng không phải là căn cứ để xác định ai đó có đạo đức tốt hay xấu.

Hơn nữa, sự phán xét về đạo đức của học sinh một cách đơn phương từ phía giáo viên, một thực thể nắm cả “quyền lực” và “quyền uy”trong tay, sẽ tạo ra một cơ chế phục tùng vô điều kiện có hại cho sự hình thành tư duy và nhân cách ở học trò.

Đạo đức của một con người không thể đánh giá xấu/tốt với các cấp độ khá, tốt, kém, trung bình, yếu...một cách đơn giản như giáo viên trường học đang làm. Nó vừa phản cảm vừa dễ tạo ra sự tổn thương ở học trò, những người đang trong quá trình xã hội hóa để trở thành người trưởng thành.

Rất dễ nhận thấy trong thực tế nhiều học sinh thời đi học hay phải nhận hạnh kiểm yếu, kém đã trở thành những người có tâm hồn phong phú và nhân cách đáng trọng trong khi có rất nhiều học sinh 12 năm liền hạnh kiểm tốt đã trở thành những kẻ vụ lợi cá nhân, ích kỉ và sẵn sàng dẫm đạp lên sức khỏe, sinh mạng, không gian sinh tồn của người khác.

Ở Nhật và có lẽ ở tất cả các nước có nền giáo dục có thành tựu khác cũng đều không có đánh giá đạo đức học sinh trong nhà trường.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu các vấn đề ở trường học, việc cải thiện sinh hoạt trường học là tất yếu. Vì thế, ngoài chuyện nên tính toán bỏ việc đánh giá hạnh kiểm học sinh, theo tôi trường học còn cần phải bỏ đi những sinh hoạt sau đây:

1. Sử dụng học sinh làm "Sao đỏ" để bắt lỗi các học sinh khác và chấm điểm thi đua lẫn nhau.

2. Xếp hạng thi đua thứ tự học sinh trong lớp và theo khối.

3. Nhận xét công khai về học sinh trước các phụ huynh khác hoặc học sinh khác trong các buổi sinh hoạt tập thể như chào cờ hay sinh hoạt lớp, họp phụ huynh.

4. Sử dụng “giám thị” để kiểm tra, giám sát việc học sinh thực hiện nội quy (chức danh "giám thị" trong trường học có thể gợi lên những liên tưởng phản cảm, không thích hợp với môi trường giáo dục)

Đồng thời với việc bỏ đi những sinh hoạt trường học theo nếp cũ nói trên, các trường học cần phải tích cực làm những việc sau:

1. Tạo điều kiện cho học sinh tự tổ chức nên các câu lạc bộ, các đoàn thể "tự trị" như các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ, văn hóa, hoạt động xã hội.

2. Tạo điều kiện cho học sinh sản xuất, điều hành phát thanh trường học và phát hành tập san định kì của lớp, trường.

3. Tạo điều kiện và hỗ trợ để học sinh tiến hành các hoạt động liên kết với phụ huynh, người dân và xã hội địa phương như: biểu diễn văn nghệ, triển lãm trưng bày các sản phẩm học tập, ngày hội thể thao định kì hàng năm hoặc theo học kì.

4. Tạo ra các cơ hội để phụ huynh học sinh tham gia vào sinh hoạt nhà trường cùng học sinh như tham quan, quan sát giờ học, thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ, tham gia hoạt động tình nguyện ở xã hội địa phương và trong trường với con, xây dựng vườn trường, phòng thí nghiệm....

Trong lý luận giáo dục học hiện đại, trường học không chỉ là nơi chuẩn bị cho đời sống mà phải là chính đời sống để học sinh trải nghiệm và thực hành làm “người công dân nhỏ tuổi” khi tham gia tích cực trong vai trò “người làm chủ” vào các sinh hoạt xã hội. 

Vì vậy, đời sống trường học càng phong phú và gần với thực tế sẽ càng giúp cho sự trưởng thành của học sinh thuận lợi.

Nếu làm được như trên, tôi tin đời sống trường học sẽ thay đổi và quá trình "xã hội hóa" để trở thành người công dân của học sinh sẽ trở diễn ra suôn sẻ. 

Những việc cải cách này vừa không cần đến “hàng ngàn tỉ đồng”, vừa có thể làm ngay ở bất cứ ngôi trường nào bất chấp điều kiện vật chất ở đó ra sao.

Cuộc cải cách giáo dục nào rồi cuối cùng cũng phải được thử thách trong thực tế. Nếu như cải cách không thể tạo ra sự tươi mới và không khí dân chủ, tự do trong trường học, những chủ trương, chính sách cải cách cho dù công phu đến mấy cũng sẽ khó có được thành công.

  • Nguyễn Quốc Vương (Nhật Bản)

Let's block ads! (Why?)

Vbet79 : “Học trò anh có thể thay anh rồi đó”

 “Hãy về nói với cha anh đừng dạy thêm tiếng Anh và dịch sách nữa, mà tập trung viết hồi ký. Tôi tin đó sẽ là một cuốn best-seller.”, nhà báo Hoàng Ngọc nhớ như in lời nhắn của nhà báo Dominic Faulder với cha anh - nhà giáo Hoàng Túy.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo Hoàng Ngọc về người cha, người thày Hoàng Túy- người đã gắn bó với nhiều giai đoạn lịch sử của ngành ngoại giao Việt Nam.

Mùa thu năm 1993, lúc đó tôi đang làm hướng dẫn viên báo chí của Trung tâm Báo chí Nước ngoài, Bộ Ngoại giao, do sự tình cờ, đã đưa phóng viên ảnh Dominic Faulder, con một chủ ngân hàng ở Anh nhưng đã lấy một người vợ Thái Lan và định cư ở Băng Cốc, đến gặp ông Hoàng Túy, lúc đó đã nghỉ hưu.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ vừa ăn cơm tối, vừa nói chuyện, ngày hôm sau, trên đường ra sân bay Nội Bài về Băng Cốc, Dominic có bảo với tôi: “Hãy về nói với cha anh là đừng dạy thêm tiếng Anh và dịch sách nữa, mà tập trung vào viết hồi ký. Tôi tin rằng đó sẽ là một cuốn best-seller.”

Tôi về nói với cha, ông nghe xong chỉ cười, không nói gì. Ông vẫn tiếp tục dạy tiếng Anh và dịch sách… Đến bây giờ người viết mới hiểu tại sao ông làm thế.

Tôi xin kể lại vài mẩu chuyện trong cuộc đời ông- điều đã khiến Dominic Faulder khuyên ông nên viết hồi ký.

Trai xứ Quảng gặp trí thức Nam Bộ

Ngoại giao, Trí thức năm bộ, phản đế
Nhà giáo Hoàng Tuý.

Ông Hoàng Túy về Bộ Ngoại giao từ tháng Tám/1956, sau thời gian ở bộ đội, học Trung văn tại Khu học xá (Nam Ninh, Quảng Tây) và dạy văn ngay tại đó. Ông được giới thiệu đi học ở lớp bồi dưỡng tiếng Anh, cùng lớp với nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên. Sau vài buổi học, thầy Mỹ Điền nhận xét: “Trình độ của cậu không phải học nữa, làm trợ giảng được rồi.” Thế là ông bắt đầu làm phụ giảng lớp Anh văn ở Bưởi trong 3 tháng, trước khi chuyển về Phòng Quản lý Phóng viên Nước ngoài, Vụ Báo chí.

Cuối năm 1955, ông được Đại sứ Phạm Ngọc Quế khi đó chuẩn bị sang làm đại diện ngoại giao tại Miến Điện chọn là một trong những cán bộ sứ quán. Mọi việc tưởng như đã "thuận buồm xuôi gió", và ông Hoàng Tuý chỉ chờ ngày lên đường. Chính vì vậy, trong lễ đính hôn của mình, trước họ hàng nhà gái, ông Hoàng Tuý đã long trọng thông báo tin mừng đó.

Thế nhưng, ít hôm sau, lại có lệnh của Vụ Tổ chức-Cán bộ báo xuống là ông Hoàng Tuý không được đi, do có một số vấn đề lý lịch chưa rõ ràng. Vốn dân xứ Quảng, chuyện gì cũng muốn làm "ra ngô ra khoai", ông lên gặp Vụ Tổ chức - Cán bộ, và biết được rằng có một người đồng nghiệp, và cũng là đồng hương, đã báo lên vụ tổ chức rằng trong thời gian Cách mạng Tháng Tám, ông Hoàng Tuý đã tham gia một tổ chức phản cách mạng, và đã từng bị bắt giam… Đại sứ Phạm Ngọc Quế đã buộc phải tìm người thay ông Túy vì thời gian sang Miến Điện đã cận kề.

Về phần mình, ông Hoàng Tuý thấy cách giải quyết như thế hoàn toàn không ổn. Có người, không biết đùa hay thật, rằng vụ này "rất gay", và chỉ có lãnh đạo cao cấp mới giải quyết được. Và ông Hoàng Tuý nghĩ xin gặp Thứ trưởng Ung Văn Khiêm là giải pháp duy nhất… Bởi, theo ông, ông Ung Văn Khiêm vốn là trí thức Nam Bộ, chắc phóng khoáng và vị tha và chắc ông Khiêm sẽ không để ý tới sai lầm của tuổi 17 (năm 1945 ông Hoàng Tuý mới 17 tuổi). Nghĩ là làm. Ông Hoàng Túy đã xin gặp thứ trưởng Ung Văn Khiêm cho bằng được để trình bày rõ vấn đề.

Hoá ra câu chuyện không hoàn toàn như người đồng nghiệp và đồng hương của ông Hoàng Tuý báo cáo với tổ chức. Trong những ngày trước Cách mạng Tháng Tám, sau khi Nhật đảo chính Pháp, người chú ruột của ông Tuý là ông Hoàng Phê (sau này là Giáo sư Ngôn ngữ và là nhà từ điển học nổi tiếng) đã từ Sài Gòn về Hội An tổ chức ra Hội Phản Đế ở đó để chuẩn bị khởi nghĩa, hưởng ứng chung với phong trào Cách mạng đang sục sôi trên toàn quốc.

Ngay ông Phê, khi đứng ra thành lập ra tổ chức Phản Đế, cũng chỉ biết đây là một tổ chức kháng Nhật, và mưu cầu độc lập cho đất nước. Ông Hoàng Phê đã không hề biết nó có liên quan đến ông Tạ Thu Thâu, một lãnh tụ Đệ Tứ Cộng Sản, theo tư tưởng của Lev Trotski, đầu tiên là đồng chí và sau này là kẻ thù không đội trời chung của Stalin.

Là một chàng thanh niên sinh trưởng trong một gia đình yêu nước (con cháu của Tổng đốc Hoàng Diệu, và bố ông là Hoàng Dư vốn là Đốc học ở Vinh đã bị Pháp sa thải vì tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội), nên tuy chưa đầy 17 tuổi, ông Hoàng Túy đã tham gia làm giao thông liên lạc trong tổ chức của ông chú Hoàng Phê từ tháng 7/1945 đến tháng 9/1945.

Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, tháng 9/1945, đại diện của Đảng Cộng sản tại miền Trung lúc đó là Võ Chí Công đã về Hội An giải thích nguồn gốc xuất phát của hội Phản Đế và tuyên bố giải tán hội này. Ông Tuý được thả sau 2 ngày bị bắt giam ở Hội An, và đến tháng 10/1945 ông đã tham gia đội Tuyên truyền Xung phong tỉnh Quảng Nam, rồi gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong quân ngũ, ông đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam…

Ngoại giao, Trí thức năm bộ, phản đế

Ông Hoàng Túy (người thứ hai từ trái sang) đang cùng với lãnh đạo Nhà Xuất bản Văn học tiếp khách nước ngoài bàn về hợp tác dịch thuật.

Nghe xong câu chuyện, ông Ung Văn Khiêm đã bảo rằng hồi đó trên cả nước có nhiều tổ chức cách mạng, chủ yếu là đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước, và ai ở đâu thấy phong trào nào thì theo phong trào ấy, chứ có biết rõ nó là thế nào đâu. Ông còn cười và nói: "Lúc đó, cậu mới chưa được 17 tuổi mà, biết cái gì."

Sau khi nhắc Vụ Tổ chức - Cán bộ kiểm tra lại lý lịch lần nữa cho yên tâm, ông Ung Văn Khiêm đã chỉ đạo họ rằng không có lý do gì để ngăn cản ông Hoàng Tuý đi công tác tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Đến tháng 11/1956, ông Tuý được phân công sang làm phiên dịch tiếng Anh ở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Indonesia…

Chọn tiếng Anh vì đó là thứ tiếng quốc tế

Trước khi sang Indonesia, ông Hoàng Túy được Vụ Báo chí cử sang làm trợ lý báo chí và phiên dịch tiếng Pháp cho phân xã trưởng chi nhánh Hà Nội của Hãng Thông tấn CHDC Đức AND. Khi ông Hoàng Túy nói với phân xã trưởng xin nghỉ việc để đi Indonesia, ông phân xã trưởng giật mình nói: “Tôi không hiểu anh suy nghĩ gì khi từ bỏ một chỗ tốt như ở đây, công việc rất tốt, lương rất cao (gấp nhiều lần lương của cán bộ ngoại giao, thậm chí cả ở nước ngoài).” Nhưng khi ông Hoàng Túy nói ông đi vì muốn chọn tiếng Anh để phát triển, và tiếng Anh là thứ tiếng quốc tế phổ biến nhất, ông Phân xã trưởng đành gật đầu đồng ý.

Làm phiên dịch ở Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Jakarta, ông Hoàng Túy có nhiều cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để nâng cao trình độ tiếng Anh tự học của mình. Nhất là chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 2/1959.

Đi theo Hồ Chủ Tịch ông Hoàng Túy đã học được rất nhiều từ cách ứng nhân xử thế đối với Việt Kiều, báo chí, và học giả nước ngoài, đến nguyên thủ quốc gia. Ông Hoàng Túy nuôi mơ ước trở thành một nhà ngoại giao giỏi. Trở về Bộ Ngoại giao, ông được phân về Phòng Ấn Độ, Vụ Á châu.

Bất đắc dĩ trở thành thầy giáo, nhưng lại rất yêu nghề

Rất tiếc, sau đó cuối năm 1962, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm đã chuẩn bị rời khỏi Bộ Ngoại giao để sang Bộ Nội vụ. Ngay sau đó Vụ trưởng vụ Tổ chức Cán bộ đã cho gọi ông Túy lên và nói: “Từ giờ trở đi anh sẽ không được ra nước ngoài nữa.”  

Ông Hoàng Túy rời trường Ngoại giao và trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi, tận tâm và bản lĩnh, được nhiều thế hệ họ trò thán phục và yêu quí.Học trò của ông sau này có người đã trở thành thứ trưởng, còn đa số trở thành các đại sứ hoặc lãnh đạo cấp vụ. Không trở thành nhà ngoại giao, ông đã góp phần đào tạo ra nhiều nhà ngoại giao giỏi.

“Học trò anh có thể thay anh rồi đó”

Năm 1975, đất nước thống nhất. Chính phủ Úc, vốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào 1973, đã cấp các học bổng cho người Việt Nam sang Úc học, và Trường Ngoại giao cũng được một số học bổng. Trong hai năm 1975-1976, năm nào ông Hoàng Túy cũng có trong danh sách xét tuyển, nhưng đều bị loại ở phút chót với lý do ưu tiên cho người ngoài Đảng hoặc ưu tiên cho người trẻ.

Một hôm, Thứ trưởng phụ trách tổ chức cán bộ, xuống thăm trường, tình cờ thấy ông Hoàng Túy đi ngang qua, ông ấy nói: “Học trò anh có thể thay anh rồi đó”.

Cảm thấy bị sỉ nhục, nhân có Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mời sang Nhà Xuất bản Ngoại văn, ông Túy đã đi luôn. Trước khi ông đi khỏi Trường Ngoại giao, Cựu Đại sứ Đan Mạch, Philippines và Ấn Độ Vũ Quang Diệm, lúc đó là giảng viên ở trường, đã nói: “Phấn đấu bằng một phần của anh còn khó, nói gì đến chuyện thay thế”.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Thành Châu, học trò cũ và đồng nghiệp của ông, vẫn nhớ mãi bài thơ của ông, khi đi qua con đường Láng ngày xưa bụi mù và lắm ổ gà: “Có những con đường ta vẫn đi/ Đi qua đi lại rất nhiều khi/ Mỗi lần qua lại ta đều chửi/ Chửi mãi, chán rồi, lại vẫn đi…”

(Còn nữa)

Huỳnh Phan

Let's block ads! (Why?)

Vbet79 : Những triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Biết những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc xảy ra. 

Rất nhiều phụ nữ thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. Nhận biết và phát hiện ra những triệu chứng không điển hình này là cách duy nhất giúp chị em được cấp cứu kịp thời, bảo toàn sức khoẻ sau nhồi máu cơ tim.

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Phụ nữ thường bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn nam giới, các triệu chứng thường không rõ ràng, thêm vào đó còn ít được sự quan tâm chú ý. Những triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ và nam giới lại khác nhau. Nói chung các dấu hiệu ban đầu có thể rất mơ hồ như mệt mỏi, nóng ran ở ngực…

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Y học “British Columbia” cho thấy tỷ lệ các cơn đau tim là 19% ở phụ nữ so với 13,7% ở nam giới. Điều gì đã xảy ra khi mà những dấu hiệu của bệnh thường bị bỏ qua ở người phụ nữ.

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Cảm giác nóng ran ở ngực

Thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran ở ngực, bị chèn ép ở ngực gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đôi khi có thể nhầm lẫn với sự lo âu, những căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong trường hợp như vậy nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết. 

Ở nam giới cảm giác căng tức thường bắt đầu ở ngực trước khi lan đến cánh tay. Nhưng ở phụ nữ cơn đau thường khu trú hơn ở ngực và tương tự như cơn đau thắt ngực.

Đau nhói ở phần trên của cơ thể: cổ, lưng, xương hàm…

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Dấu hiệu này được cảm nhận bởi đau hai cánh tay, lưng, vai, cổ, xương hàm hoặc phía trên dạ dày (phía trên rốn). Điều này khá phức tạp. 

Phụ nữ ít quan tâm chú ý đến các triệu chứng của bệnh vì họ thường nghĩ chỉ là mệt mỏi đơn thuần hoặc đau ở xương và chỉ dùng thuốc kháng viêm. Nhưng cần chú ý hơn vì các cơn đau ở lưng, cổ, xương hàm là dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới.

Mệt mỏi bất thường, cảm giác nghẹt thở

Ở đàn ông, cần cảnh báo các dấu hiệu khi họ đang hoạt động thể chất, trong lúc đang làm việc, có cảm giác cánh tay như bị tê liệt hoặc không thể thở được tuy nhiên lúc nghỉ ngơi các dấu hiệu sẽ biến mất. 

Ở phụ nữ thì khác, các cơn đau tim có thể xảy ra khi ngồi ngay cả khi ngủ, điều đó có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể xảy ra lúc nghĩ ngơi hơn là lúc vận động. 

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Ngoài ra có các dấu hiệu khác cần chú ý không được bỏ qua như mệt mỏi quá mức, không bình thường, đau phần trên ngực. Nên cẩn thận khi leo cầu thang, nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực, không nên chậm trễ cần đi khám ngay.

Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu

Cảm giác nặng bụng, khó chịu; đôi khi như ăn không tiêu và có cảm giác buồn nôn. Điều này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt thường kèm theo đổ mồ hôi lạnh,đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, run, đau dạ dày và có cảm giác lo lắng.

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Tóm lại phần lớn những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim thường có dấu hiệu báo trước. Ở phụ nữ đừng bao giờ chủ quan, nếu thấy mệt mỏi ngày càng tăng, cảm thấy khó thở, lo lắng thì cần thăm khám bác sĩ.

Trên đây là những triệu chứng báo hiệu một cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ. Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để bảo vệ mạng sống của chính mình nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Hãy chú ý lắng nghe cơ thể mình, dù là thay đổi nhỏ nhất và đó là cách hữu hiệu để bảo toàn được sức khoẻ và tính mạng của mình trước cơn nhồi máu cơ tim.

BS Ái Thủy (Theo Amelioretasante)

Let's block ads! (Why?)

Vbet79 : Tăng tuổi hưu: Người trẻ có lo khó tìm việc?

- Trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ công chức, viên chức từ 55 lên 60 tuổi với nữ và 60 lên 62 tuổi với nam, những người trẻ nói gì?

>> Phó Tổng giám đốc BHXH: Không nước nào tính lương hưu như VN

Nhiều người trẻ được hỏi thể hiện rõ hai luồng ý kiến riêng biệt. 

Số đông những người trẻ hoạt động trong các ngành nghề lao động trí óc đồng ý với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.

Những người lao động trực tiếp trong các ngành nghề nặng nhọc thì cho rằng, dự kiến tăng tuổi hưu là không phù hợp, nên giữ như hiện nay. Không ít ý kiến băn khoăn, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm cơ hội việc làm của họ...

tăng tuổi nghỉ hưu, công chức viên chức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người trẻ
Nhiều sinh viên mới ra trường cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu ít ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm. Ảnh Trần Thường

Lưu Vân (24 tuổi, công tác tại một trường ĐH ở Hà Nội) đồng ý với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. “Tôi đồng ý nhưng phải xem xét tính chất công việc như lao động trí óc hay lao động chân tay. Tuỳ theo từng ngành có thể quy định tuổi nghỉ hưu sao cho phù hợp. 

Nam giáo viên có thể nghỉ hưu khi 65 tuổi, nữ 60 tuổi nhưng công nhân nhà máy, thì nên nghỉ sớm hơn.

Hiện nay, với quy định nghỉ hưu như trong luật thực sự chưa tận dụng hết khả năng lao động vì nhiều người còn có đủ sức khoẻ và trí tuệ minh mẫn để làm việc”.

Theo chị Vân, có ý kiến lo ngại người cao tuổi làm việc lâu năm có thể sẽ làm giảm cơ hội cho người trẻ thì cũng không phải hoàn toàn phụ thuộc vào việc quy định độ tuổi nghỉ hưu. 

Vì nếu người trẻ có kiến thức, kĩ năng đáp ứng với các công việc cụ thể thì không có lí do gì phải e ngại hay sợ mất cơ hội.

"Không thể phủ nhân hiện tượng 'con ông cháu cha’, 'một người làm quan cả họ được nhờ' trong xã hội ta hiện nay nhưng không thể khẳng định 100% đó là hệ quả của việc tăng độ tuổi lao động” - chị Vân nói.

Hồng Hải (22 tuổi, Thái Bình):  Thêm thử thách để người trẻ cố gắng

“Tôi là sinh viên mới ra trường. Tôi thấy công việc ở bất kỳ vị trí nào cũng sẽ cần người có năng lực, dù có tăng tuổi nghỉ hưu đi chăng nữa, sinh viên mới ra trường có năng lực cũng vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Còn nếu coi tăng tuổi hưu là “chiếm việc của người trẻ" thì người trẻ nên nhìn nhận vấn đề theo cách thêm thử thách để cố gắng. Vì việc tăng tuổi và tìm việc là hai vấn đề khác nhau hoàn toàn. Tại sao chúng ta không nghĩ để người trẻ cạnh tranh với nhau mà lại đi so đo thêm 2-3 năm của người già?".

Lê Phương Dung, vừa tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên: Giảng viên về hưu vẫn dạy thêm...

"Đối với ngành nghề của tôi, tôi chỉ lấy ví dụ thế này: Một giảng viên ở một trường ĐH công lập đến tuổi về hưu. 

Nếu về hưu thì sẽ trống một vị trí, tuy nhiên giảng viên đó không dừng công tác mà sẽ tiếp tục giảng dạy thêm cho các trường ĐH công lập hoặc dân lập khác. 

Với năng lực và kinh nghiệm, giảng viên này sẽ thu hút thêm đông sinh viên đến học và khi ấy nhu cầu tuyển giáo viên lại tăng lên. Đó sẽ là cơ hội cho tôi và nhiều bạn khác khi mới ra trường. 

Vậy thì giảng viên về hưu đó tạo ra việc làm hay lấy đi việc làm của người khác?”.

tăng tuổi nghỉ hưu, công chức viên chức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người trẻ
Sinh viên tham gia ngày hội tư vấn việc làm với nhiều cơ hội. Ảnh Trần Thường

Trần Thị Anh, sinh vên đại học Y khoa Vinh, Nghệ An:Tăng tuổi hưu là hợp lí

“Tôi nghĩ tăng tuổi nghỉ hưu là hợp lý. Đặc biệt với ngành y thì học lâu mà tay nghề cần nhiều thời gian để trau dồi. Cho nên nếu nghỉ hưu sớm thì tuổi nghề ngắn, hơi thiệt thòi và đến tuổi đó rất nhiều người có tay nghề lâu năm đang muốn cống hiến, đang muốn làm việc đến khi không thể làm nữa thì họ mới nghỉ. 

Ngành y rất cần những người lành nghề để truyền đạt kiến thức mà họ góp nhặt được từ lâm sàng, tức là kiến thức học được trên rất rất nhiều bệnh nhân”.

Mời bạn đọc gửi phân tích góp ý cho chính sách mới. Ý kiến gửi về banxahoi@vietnamnet.vn. Những bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn đăng tải.

Đoàn Bổng - Trần Thường

Let's block ads! (Why?)

Vbet79 : 13 năm vò đầu vẫn không hiểu sao mình sát hại vợ

- 13 năm bóc lịch trong trại giam Tân Lập, phạm nhân Nguyễn Ngọc Thắng vẫn không thể hiểu nổi, trong cơn say anh ta đã giết vợ như thế nào...

Đêm định mệnh

Kể lại đêm định mệnh tước đoạt mạng sống của người vợ mình từng hết lòng yêu thương, chăm sóc, phạm nhân mang án tù chung thân Nguyễn Ngọc Thắng (SN 1964, Phú Thọ) chỉ có thể thốt lên rằng: "Tôi không nhớ gì cả".

Có với nhau 4 mặt con, vợ chồng Thắng ít khi to tiếng với nhau. Cuộc sống của anh ta lâm cảnh khó khăn khi người vợ bị tai biến mạch máu não, suy tim cấp độ 4, hở van 3 lá. Vợ Thắng không làm được gì, chỉ thở thôi đã mệt nên hàng ngày anh ta phải chăm sóc vợ từng ly từng tí.

Vợ 10 năm đau yếu, 3 năm liệt giường, hàng ngày Thắng phải bón cho vợ từng miếng cơm.

10 năm vợ Thắng bị bệnh, của cải có giá trị trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi sau những lần điều trị. Kinh tế gia đình kiệt quệ vì tiền thuốc thang, nhưng vợ chồng Thắng ít khi to tiếng với nhau.

sát hại vợ, bóc lịch, say rượu, hối hận, trại giam tân lập
Phạm nhân Nguyễn Ngọc Thắng.

Thắng tậm sự: "32 tuổi, tôi còn chưa biết đến rượu. Nhưng rồi cuộc sống quá khó khăn, kinh tế gia đình lâm cảnh cùng cực vì người vợ ốm đau khiến tôi thấy chán nản và bắt đầu tìm vui nơi men say".

Vợ ốm, 4 đứa con ăn học, gánh nặng quá lớn đối với Thắng. Nhiều lúc tưởng như cuộc đời mình đi vào ngõ cụt, Thắng thấy mình kiệt sức. Những lúc như vậy, chỉ có rượu mới giúp anh ta giải sầu. Và rồi Thắng trở thành kẻ nát rượu từ lúc nào không hay.

Buổi chiều một ngày tháng 8/2003, sau khi cho vợ ăn, Thắng dắt xe đi thanh toán công nợ. Hôm đó, Thắng nhậu hai chầu, say bí tỉ. Anh ta trở về nhà lúc đã khuya. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Thắng thấy vợ nằm chết ở bên cạnh, trong tình trạng bị gẫy 11 cái xương sườn...

Sợ hãi hô hoán mọi người đưa vợ đi cấp cứu nhưng vợ Thắng đã không giữ được mạng sống. "Khi mọi người dồn hỏi về cái chết của vợ, tôi đã không nhớ được gì do đã uống quá say", Thắng kể.

Trước cái chết bất ngờ của vợ Thắng, gia đình vợ anh ta đã quá bức xúc và cho rằng, chính Thắng là hung thủ. Ngay sau khi nhận được đơn của gia đình vợ Thắng, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác định, trong cơn say, chính Thắng là kẻ đã hành hung vợ đến chết.

"Không thể nhớ tại sao và mình đã giết vợ như thế nào, nhưng vì không còn ai khác trong nhà nên hẳn tôi là người gây ra cái chết cho vợ. Cho nên tôi đã không chối tội", Thắng ngậm ngùi chia sẻ.

Hối hận

Nhận án tù chung thân vì tội giết người, sau 13 năm bóc lịch trong trại giam, khi được hỏi, Thắng vẫn vẫn không thể hiểu nổi, trong cơn say anh ta đã giết vợ như thế nào...

Thắng tâm sự, giờ đây anh ta chỉ muốn quên đi quá khứ đau buồn, chỉ muốn hướng tới tương lai, cố gắng cải tạo tốt, mong được giảm án để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, chuộc lại những lỗi lầm, lấp đầy những khoảng trống mà Thắng đã để lại cho các con mình.

Cha giết mẹ, nhưng các con Thắng vẫn thăm nuôi anh ta đều đặn. Các con Thắng động viên bố rằng: "Không ai nghĩ gì đâu."

Là kẻ đang ở tù, Thắng vẫn nói các con phải thường xuyên thăm nom bà ngoại. Sau lá đơn tố cáo con rể, khi Thắng phải trả giá cho tội lỗi mình đã gây ra, mẹ vợ Thắng lại thấy hối hận. Thắng cho rằng, thời gian trôi qua, đủ để bà tĩnh lặng và hiểu rằng, con rể bà không hề muốn sát hại vợ.

Trong trại giam, mỗi lần Thắng gọi điện về cho mẹ vợ, bà đều khóc và bày tỏ sự hối hận vì đã kiện con rể. Bà muốn cứu con rể ra khỏi trại giam, nhưng không thể, tất cả đã quá muộn.

Về phía Thắng, anh ta cho hay, mình chưa một lần giận mẹ vợ bởi anh ta hiểu nỗi đau của người mẹ mất con, hiểu được rằng hành vi của mình thật khó tha thứ.

Trong suốt cuộc trò chuyện, Thắng nhắc đi nhắc lại câu nói: "Nếu không phải vì rượu thì đã không có chuyện gì xảy ra".

Các con Thắng giờ đã trưởng thành cả, không còn ai sống trong căn nhà chứa đầy kỷ niệm u buồn năm xưa. Nhưng Thắng vẫn muốn giữ lại nó để khi có ngày được trở về, anh ta có chốn để đi về, thắp cho vợ nén nhang tạ lỗi.

T.Nhung

Let's block ads! (Why?)